Chúng ta sống với cảm xúc,
chính cảm xúc chi phối hành động của chúng ta, hiểu được điều này, các Marketer
thường đưa khách hàng của mình vào những cảm xúc để khiến khách hàng mục tiêu
hành động: Phát sinh nhu cầu và mua hàng
Bài viết này sẽ trình bày 5 yếu
tố cảm xúc vẫn hay được các nhà làm marketing áp dụng để dẫn dắt khách hàng tới
việc ra quyết định mua hàng
1, Sự sợ hãi
Không ai muốn những điều mình sợ hãi sẽ xảy ra
Một cảm xúc tiêu cực, mọi người
đều không muốn điều chúng ta sợ hãi xảy ra, điều này khiến con người hành động
mọi thứ để ngăn chặn chúng
Sữa Alline giúp chống loãng
xương – Loãng xương sẽ khiến xương đễ rạn, gãy, cong vẹo cột sống khi về già
Người làm marketing vừa cho
khách hàng thấy được sự sợ hãi, vừa đưa ra giải pháp để ngăn chặn điều khách
hàng sợ hãi sẽ không xảy ra
Một số Ví dụ khác:
Kem đánh răng colgate chống
sông răng – Không dùng colgate, bạn sẽ bị sâu răng
Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ |
2, Sự tự hào, kiêu hãnh
Ai cũng muốn được khẳng định
bản thân, được mọi người công nhận, được nổi bật
Sự tự hào, kiêu hãnh là một cảm
giác thỏa mãn, cảm giác được công nhận, được mọi người kính nể
Chẳng vì thế mà giới trẻ lại
quan điểm rằng
Lên Bar để “quẩy” – điều đó
thể hiện đẳng cấp “dân chơi”; “Sành điệu”
Dùng điện thoại “Táo” sẽ “Sang
choảnh” hơn so với điện thoại Androi
Đi xe SH đẳng cấp cao hơn so
với xe máy bình thường
Sản phẩm mà người làm
Marketing hướng tới là sự nổi bật; “Đẳng cấp” – hơn người
Dùng Iphone sẽ sang "choảnh" hơn |
3, Yêu thương
Ai cũng muốn dành điều tốt nhất
cho những gì mình yêu thương
Tình yêu rất đa dạng: Yêu cha
mẹ, yêu con cái, yêu người bạn đời của mình, yêu anh chị em...
“Tôi yêu đi bộ dưới hàng cây,
tiếng chim hót hằng ngày và yêu ngày nắng...”
Và vì tình yêu là một cảm xúc
mạnh mẽ, chẳng thế mà đề tài này đã tốn biết bao giấy mực, bao suy nghĩ tâm trí
của cả nhân loại và chính tình yêu xuất phát từ một điều gì đó cũng đã khiến
chúng ta mua hàng
4, Cảm giác tội lỗi
Không ai muốn mình có lỗi với
những điều quan trọng với bản thân
Giống như sợ hãi, cảm giác tội
lỗi là một cảm xúc tiêu cực, nảy sinh khi làm điều có lỗi với những gì quan trọng,
những điều bản thân mình yêu quý, tôn trọng
Không đặt điện hoa chúc mừng
mẹ vào 8.3 sẽ làm cho bạn có cảm giác có
lỗi. Và không ai có thể dám chắc điều này đến từ tình yêu thương mẹ hay
cảm giác tội lỗi cả.
5, Tham lam
Ai cũng muốn được nhiều hơn
Điều này được các chuyên gia
Marketing áp dụng rất nhiều lần với những chương trình khuyến mãi, trong kinh tế
học cổ điển, hành vi của người tiêu dùng là tối đa hóa mức độ tiêu dùng.
Mua 2 tặng một
Giảm giá 30% cho dịp giáng
sinh
Bốc thăm trúng thưởng..
Chẳng phải đều là những lời mời
chào mua hàng tuy rất cũ nhưng vô cùng hấp dẫn hay sao?
Ai cũng muốn nhận được nhiều hơn |
Tổng kết và điều kiện áp dụng
Sản phẩm của bạn là gì? Đặc
tính sản phẩm nổi bật của bạn là gì, nó mang lại giá trị gì và nó hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu nào?
Chỉ khi làm rõ những điều
trên, bạn mới có thể áp dụng những lý thuyết cảm xúc và tất nhiên, cần phải biết
hi sinh để tập trung vào những điểm mạnh nhất của bạn, cảm xúc mạnh nhất từ những
đặc tính nơi sản phẩm mang lại
:D Cảm ơn Đạt vì bài viết bổ ích.
ReplyDeleteCái vụ tội lỗi mình không biết nó lại được lợi dụng dó. Mình sẽ thử tìm ví dụ chứng minh xem...