Theo một số tài liệu thì thuật ngữ Marketing xuất hiện
lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm
1944.
Người ta thường hay nói nhiều về Marketing: Quảng cáo?
Tiếp thị? Bán hàng?.. và thực tế khái niệm về Marketing cũng rất nhiều, hiện
nay có tất cả trên 20 khái niệm về Marketing. Vậy nên hiều như thế nào cho đúng
về Marketing?
“Marketing là việc nhận ra được những gì con
người và xã hội cần. Một sản phẩm nếu được tạo
ra mà không ai có nhu cầu dùng và mua thì sẽ không bán ra được, từ đó sẽ không
có lãi. Mà nếu vậy, thì sản xuất sẽ trở thành không sinh lợi. Do đó, định nghĩa
ngắn nhất mà ta có được đó là nhận dạng được nhu cầu một cách có lợi”
Wikipedia
“Marketing là một nhiệm vụ trong cơ
cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền
tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng
những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội
đồng cổ đông"
Hiệp hội Marketing Mỹ
“Có thể xem như marketing là quá
trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua
việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ
với nhau”
MM -
Kotler
“Marketing là tìm ra nhu cầu và tạo
ra 1 sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu đấy”
Blogger Duẩn Double
“Marketing = Nhu cầu + Giải pháp đáp
ứng”
Có thể nói tất cả các định nghĩa ở
trên về Marketing đều không sai và được sử dụng làm khái niệm trong rất nhiều những
tài liệu chuyên đề về Marketing và nếu chúng ta hiểu theo ý nghĩa cơ bản từ
những từ ngữ cấu thành của nó thì sẽ nhận thấy, tất cả đều mang một nội hàm
chung:
Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm gốc
"market" có nghĩa là "cái chợ" hay "thị trường"
và hậu tố "ing" diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của
thị trường. Như vậy, có thể hiểu theo chính kết cấu của từ ngữ
Market với nghĩa hẹp là "cái chợ" - nơi gặp
gỡ giữa người mua và người bán, là địa điểm để trao đổi hàng hóa, tại đó, anh
bán những gì mà anh có: Dịch vụ, hàng hóa và anh tìm kiếm, mua những gì mà anh
thiếu. Nơi anh ta phát sinh nhu cầu và được thỏa mãn nhu cầu đó.
Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng |
Rộng ra hơn một chút thì nó chính là "thị
trường" là nơi thực hiện khâu lưu thông hàng hóa, không tách rời của quá
trình tái sản xuất (bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra
hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nói chung.
Hậu tố “Ing” đi theo sau – ám chỉ đây là một
hành động hay một công việc và nó không phải là một công việc tĩnh, nó là
một công việc luôn tiếp diễn, luôn vận động, không có hồi kết.
Như vậy, theo kết cấu của từ, ta có thể hiểu Marketing
là những hành động nhằm tạo ra cái “chợ” kia, nơi mà Doanh nghiệp – Bên cung
cấp dịch vụ, sản phẩm và người tiêu dùng có nhu cầu đối với sản phẩm mà Doanh
nghiệp cung cấp gặp gỡ nhau. Và để có thể tạo ra cái Chợ kia và thu hút người
tiêu dùng có nhu cầu tới thì Doanh nghiệp phải tìm ra nhu cầu và cung cấp sản
phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đó của người tiêu dùng, là cầu nối giữa
Doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.
Và những công việc mà người ta thường gọi nó là
Marketing như: Quảng cáo, truyền thông, tiếp thị...chỉ là một nhỏ trong công
việc Marketing của một tổ chức, một doanh nghiệp, chính vì thế, người ta còn có
một khái niệm khác về Marketing là bề nổi của Doanh nghiệp; Nó cũng chính là
tất tần tật những hoạt động mà khách hàng nhìn thấy ở Doanh nghiệp.
Chỉ khi hiểu rõ được bản chất của Marketing, thì chúng
ta mới hiểu, mới có một cái nhìn cụ thể nhất về lĩnh vực này mới thực sự nghiên
cứu và làm việc đúng với mục đích mà Marketing hướng đến.
0 nhận xét:
Post a Comment