Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề cần giải quyết, vấn đề là một chuỗi dài vô tận, còn sống, còn hít thở, còn kết nối với cộng đồng thì vẫn còn vần đề phải giải quyết. Chính vì vậy, nếu ai đó có khả năng trong việc giải quyết các vấn đề, thì họ sẽ có một cuộc sống thoải mái hơn, dễ dàng hơn, ít nhất là không phải ngập ngụa dẫn tới stress trong một đống những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hằng ngày...
Tôi không phải là một người thành công, cũng không phải là một chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề, bằng chứng là cuộc sống hiện tại của tôi trong thời điểm này vẫn chưa đúng với những gì tôi mong muốn...
Những gì tôi sắp viết ra sau đây là cách mà tôi áp dụng để giải quyết vấn đề của bản thân mình, tôi không khuyên các bạn đọc và làm theo. Các bạn, những ai vì một lý do nào đó đọc được bài viết này, tôi hi vọng có thể phần nào giúp các bạn đưa ra cách giải quyết những vấn đề mà các bạn đang gặp phải, bằng không, hãy coi như cách giải quyết vấn đề của tôi có vấn đề, và đó là vấn đề mà tôi rất muốn được các bạn đưa ra cách giải quyết dùm cho tôi, hãy comment phía dưới bài viết về ý kiến của bạn sau khi đọc bài viết này - cùng giúp nhau trở nên tốt hơn!
Tôi sẽ không nói về những vấn đề dễ dàng giải quyết, những vấn đề được coi là "Không vấn đề" như ăn gì, mặc gì... Mà sẽ nói về những vấn đề thực sự làm chúng ta phải suy nghĩ và hướng giải quyết chúng theo cách mà mang lại được kết quả tốt nhất! Tôi thường giải quyết chúng theo 5 bước sau:
1, Xác định mục đích hay mục tiêu của vấn đề
Vấn đề cũng như một bài toán cần phải giải, chỉ khi nắm rõ yêu cầu bài toán, ta mới hướng lời giải của bài toán tới yêu cầu bài toán. Giải quyết một vấn đề cũng vậy, phải hiểu được mục tiêu, mục đích của việc giải quyết vấn đề thì ta mới có thể định hình một lối tư duy, một hướng đi hướng đến mục tiêu, tránh những suy nghĩ lan man, những thứ không tập trung vào mục đích của vấn đề. Một số câu hỏi tôi hay tự hỏi trong đầu mình là: Nó đề làm gì? Để đặt những giả thiết về mục tiêu cho vấn đề và đừng quên "Tại sao?" để kiểm tra lại giả thiết trước đó... Hãy lặp đi, lặp lại vòng lặp này nhiều lần, bạn sẽ nắm bắt được mục tiêu,mục đích của việc giải quyết vấn đề đang gặp phải, nó sẽ là kim chỉ nam cho mọi tư duy của bạn về sau!
Xác định mục tiêu - Tối quan trọng |
2, Xé nhỏ ra những vấn đề nhỏ hơn và giải quyết
Sau khi bạn biết mục tiêu của vấn đề, để giải quyết được vấn đề cuối cùng, bạn sẽ phải giải quyết một cơ số những vấn đề khác nữa, theo kiểu "Step by step" - quay trở lại với ví dụ giải một bài toán, bạn sẽ phải tìm những tham số khác nữa để có thể tìm ra đáp án cuối cùng của bài toán, và những vấn đề mới lại phát sinh, bạn hãy liệt kê tất cả chúng ra, lại quay trở lại, áp dụng bước 1 với những vấn đề nhỏ này. Thông thường, tối đa, tôi sẽ phân theo 3 cấp của 1 vấn đề tổng thể. Tới cấp thứ 3, vấn đề đã dần trở nên đơn giản hơn rồi, tôi sẽ ghi luôn cách giải quyết của chúng, các bạn có thể áp dụng việc đặt câu hỏi theo phương pháp 5W1H để giải quyết những vấn đề nhỏ này và đưa ra phương án hành động hợp lý nhất để giải quyết chúng, và chú ý là, hãy ghi tất cả ra, thật cụ thể, chi tiết!
Xong, ta đã có 1 to-do-list
TO DO LIST - Mọi thứ rõ ràng hơn |
3, Lựa chọn hướng giải quyết thông minh nhất
Mỗi vấn đề nhỏ mà chúng ta liệt kê ra có thể có một hoặc nhiều cách giải quyết, và hãy lựa chọn hướng giải quyết thông minh nhất. Theo tôi, hướng giải quyết thông minh nhất phải thỏa mãn được: Bám sát mục tiêu, mục đích và phù hợp với nguồn lực và tình huống, môi trường nhất!
4, Sắp xếp, phân bổ nguồn lực, thời gian thực hiện
OK, bây giờ ta đã lựa chọn ra những phương án thông minh nhất để giải quyết cho những vấn đề nhỏ kia, một lần nữa tôi khuyên bạn nên viết tất cả chúng ra và hãy ném tất cả, từng việc một lên time-line, nó chính là kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề của bạn, hãy tưởng tượng mọi chuyện sẽ xảy ra time-line đó và điều chỉnh, sắp xếp mọi thứ sao cho phù hợp, hợp lý nhất,..bạn sẽ có một kế hoạch hành động chi tiết!
Ném tất cả lên Time line |
5, Thực thi và điều chỉnh kế hoạch
Nếu bạn không hành động, thì kế hoạch kia chỉ là một tờ giấy bỏ đi, vấn đề mãi mãi không được giải quyết...và một điều nữa bạn sẽ gặp phải, khi thực thi kế hoạch, sẽ có nhiều thứ phát sinh, một người giải quyết vấn đề giỏi không chỉ là một người lên kế hoạch giỏi mà còn là một người điều chỉnh kế hoạch trong lúc thực thi một cách linh hoạt và hợp lý. Nhưng hãy nhớ, thay đổi, điều chỉnh kế hoạch chứ không thay đổi mục tiêu!
Một lần nữa, tôi không dám chắc của tôi có thể giúp được gì cho bạn, nếu bạn thấy cách của tôi có vấn đề, hãy cùng giải quyết bằng cách comment phía dưới!
Rất hay, xin cám ơn anh =))
ReplyDeletePhản biện đi chứ sếp?! :D
Delete