Viết để dần hoàn thiện bản thân

Friday, August 12, 2016

Tư duy phản biện hay sự cãi lộn?


Tư duy phản biện thật sự tuyệt vời
Tư duy phản biện thật sự rất tuyệt vời, chẳng phải loài người tiến hóa được cũng chính là vì sự tò mò, luôn đặt câu hỏi “Vì sao” - Ồ, tất nhiên Vì sao là từ tiếng Việt tôi dùng để mô tả sự tò mò, khám phá đó thôi chứ ai mà biết được từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã nói thứ ngôn ngữ như thế nào! 
Phản biện hay cãi lộn?


Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.

Như vậy, tư duy phản biện giúp ta có một cái nhìn khác về vấn đề, lật lại vấn đề, phản bác kết quả của một tư duy khác dựa vào những suy luận phân tích, biện chứng nhằm xác lập lại tính chính xác của thông tin, kết luận

Và hãy cẩn thận, vì chỉ cần việc phản biện một cách không khách quan, một ý kiến, thông tin mang góc nhìn cá nhân hay bị ảnh hưởng bởi một yếu tố khác thôi là việc phản biện sẽ gần với một sự việc khác chẳng mang tính tích cực: Sự cãi lộn...

Vậy, bạn đã phản biện đúng?

Theo như mục đích của tư phản biện là nhằm xác lập lại tính chính xác của thông tin bằng cách lật lại vấn đề, phản bác kết quả của một tư duy khác đã có trước đó.

Làm thế nào để có thể lật lại vấn đề và phản bác lại các vấn đề đó và cách làm mà chúng ta thường hay làm đã đúng chưa?

Hãy thử phân tích xem, làm thế nào đẻ có thể lật lại vấn đề?
Mọi kết luận đều dựa trên những giả thiết, những kiến thức của người kết luận, kiến thức này, giả thiết này càng đúng, càng khách quan và chính xác thì càng dẫn đường cho một kết luận chính xác, cứ như vậy, kết luận lại được dùng làm giả thiết để đưa ra, dẫn lối những thông tin, kết luận khác nhằm đưa ra những kết luận khác nữa. Để dễ hình dung, chúng giống như những dấu suy ra trong toán học!

Phân tích đúng - sai trong từng giả thiết


Và dĩ nhiên, một điều đơn giản, khi một trong những thông tin kia sai, có thể là do quan điểm cá nhân, tính thiên vị của cá nhân hoặc đơn giản, những luận điểm ban đầu đã sai tính logic của nó, điều đó sẽ dẫn đến những kết luận sai cho những vấn đề, sự vật, sự việc

Như vậy, để phản biện một ý kiến, một thông tin mà người nói hoặc phương tiện truyền thông đưa ra, chúng ta cần phải lật lại vấn đề để hiểu được cách mà thông tin đó được kết luận, đưa ra, từ đó tự hỏi ngược lại ở mỗi giả thiết dẫn đến những kết luận, những thông tin đó, xem có bị thiện vị, bị ý kiến chủ quan dưới một góc nhìn chủ quan đưa ra hay không để phản biện bằng các kiến thức, lập luận, giả thiết chủ quan và chính xác nhằm xác lập lại tính chính xác của thông tin!

Rèn luyện tư duy phản biện

Ngay từ tên gọi của nó – phản biện đã là những ý kiến trái chiều về thông tin, sự nghi ngờ tính chính xác của thông tin: Những câu hỏi. Vậy, để rèn luyện một tư duy phản biện không còn cách nào khác là đặt ra những câu hỏi nhằm phản biện lại, xác lập lại những giả thiết, có mang tính cá nhân, chủ quan hay bị ảnh hưởng bởi một điều nào đó không:

-          - Tại sao bạn lại cho rằng như vậy?
-          - Bạn dựa trên cơ sở nào để nói lên điều đó?
-          - Cơ sở của bạn lấy ở đâu? Có chính xác không?
-         -  Bạn hiểu thuật ngữ chuyên môn này là như thế nào?
-          - Phân tích của bạn có bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, đất nước, môi trường bạn đang sống không?

Hãy liên tục đặt những câu hỏi tại sao???

Một ví dụ:
Ví dụ ư? OK, và bây giờ, nếu bạn đang đọc này, hãy phản biện tôi đi nào? Đó sẽ là một ví dụ tốt nhất!

Share:

3 comments:

  1. Tư duy phản biện cũng hướng tới việc chúng ta có thông tin chính xác về vấn đề. Và để làm điều đó chúng ta phải MINH BẠCH.
    Rất nhiều người sợ thẳng thắn và không dám nhìn thẳng vào vấn đề. Sẽ có 2 kiểu người không dám thẳng thắn.
    - Kiểu người đầu tiên: Trong một cuộc tranh luận, những người đó thường biến mọi thứ thành cuộc cãi vã. Điều này thường xuất hiện trong những mô hình tổ chức con người mà có sự chi phối của quyền lực cấp bậc. Ví dụ: gia đình, ông chủ và người lao động, một nhóm lính...
    Trong nhóm này, khi người lãnh đạo (bậc cha mẹ, xếp, đội trưởng...) khi có quyền lực sẽ áp đặt mọi tư duy của những người phía dưới (con cái, em trai em gái, cấp dưới) những tư duy của họ với tư tưởng đó là điều chân lý. Họ hoàn toàn không muốn nghe 2 mặt của 1 vấn đề.
    Trong những cuộc tranh luận như vậy, người nổi nóng, mặt đỏ tía tai, văng tục đập bàn đập ghế thường luôn là những người đó.
    Vậy lí do gì khiến họ như vậy?
    Lí do chính là họ sợ tổn thương, sợ đau đớn vì sự thật. Ai cũng sẽ lo lắng buồn phiền khi 1 điều gì đó đi ngược lại với hình ảnh mình gây dựng.Họ không thể thừa nhận TÔI SAI.
    - Kiểu người thứ 2: người luôn đúng. Người này thì ngược lại. Họ lại sợ làm mất lòng người khác, họ sợ làm người khác đau đớn hoặc đơn thuần họ không quan tâm tới vấn đề. Họ không hoặc không dám nói ra sự thật, mặc dù họ biết rõ nó. Họ chỉ dám thầm thì, xì xào hoặc im lặng.

    ReplyDelete
  2. Một người thẳng thắn minh bạch sẽ có?
    - Tạo điều kiện thuận lợi dể hiểu được quan điểm của mọi người cũng như không sợ phải thể hiện quan điểm của mình
    - Có khả năng triển khai những giải pháp chất lượng, cân bằng không thiên vị nhờ nắm được những thông tin chính xác.
    - Có khả năng xây dựng và giữ mỗi quan hệ vững bền
    - Có năng lực và được tôn trọng. Họ không phải đi lòng vòng mà có thể đi thẳng vào vấn đề.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng!

      Có thể vì một lý do nào đó có lợi cho tổ chức hoặc cho chính họ mà người đứng đầu sẽ đưa ra những thông tin không chính xác nhằm hướng tới mục đích mà họ muốn!

      Cái đó người ta gọi là "Nhân trị" - duy lý theo cái lý của người đứng đầu.

      Nhưng có một mâu thuẫn như này: người đứng đầu đủ tầm để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác thì thường quyết định của họ lại rất khách quan và hợp lý, còn ông nào "Rơm rơm" - dở ông, dở thằng mà lại áp dụng "Nhân trị" thì doanh nghiệp hẹo là cái chắc vì những quyết định đó hoàn toàn phi lý và chủ quan!

      Nên là với những ông như vậy, không thể nào phản biện được, vì họ chỉ chăm chăm vào ý kiến của cá nhân họ mà áp đặt luật chơi, anh có thể làm theo hoặc ra đi tìm chân trời mới! :D

      Delete

Welcome to my Blog

Xin chào!

Tôi là Đinh Mạnh Đạt , một gã thích viết lách và đây là blog cá nhân của tôi.

Lý do của Blog này ư? Đơn giản thôi, những kiến thức, những quan điểm, những suy nghĩ, những chia sẻ... chỉ với một mục đích: Viết để dần hoàn thiện bản thân!

Nếu nội dung của Blog này hữu ích với bạn, hãy đừng quên like và share nó vì rất có thể, cũng có ai đó như bạn, thấy nó hữu ích và nếu có nội dung gì đó không đúng với suy nghĩ của bạn, hãy phản biện - tôi thích điều đó!

Cuối cùng, mọi trích dẫn nội dung từ Blog này, xin hãy ghi nguồn! Thân,

Facebook: http://www.facebook.com/manhdat93

Bài đăng mới nhất

KINH NGHIỆM BUILD GROUP FB ĐẠT 6.300 THÀNH VIÊN TRONG 2 TUẦN

  Chào mọi người, mấy ngày qua thấy Drama trong group Con Sen nhiều quá cũng hóng hớt, mà sau nhìn lại thì group Con Sen đúng là một trong n...