Viết để dần hoàn thiện bản thân

Thursday, July 21, 2016

Vài suy nghĩ về quản trị


Tôi không phải là một chủ doanh nghiệp, đây cũng chỉ là những suy nghĩ mang tính chủ quan của tôi, nó là cách suy nghĩ của tôi, không phải một chân lý, nó nằm trong chuyên mục “Tập nghĩ” trong Blog cá nhân của tôi, không hơn, không kém!

Hiểu được quản trị, chúng ta sẽ quản trị được nó - quản trị được quản trị!





Share:

Friday, July 15, 2016

Cách giải quyết một vấn đề

Cuộc sống là một chuỗi những vấn đề cần giải quyết, vấn đề là một chuỗi dài vô tận, còn sống, còn hít thở, còn kết nối với cộng đồng thì vẫn còn vần đề phải giải quyết. Chính vì vậy, nếu ai đó có khả năng trong việc giải quyết các vấn đề, thì họ sẽ có một cuộc sống thoải mái hơn, dễ dàng hơn, ít nhất là không phải ngập ngụa dẫn tới stress trong một đống những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hằng ngày...




Tôi không phải là một người thành công, cũng không phải là một chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề, bằng chứng là cuộc sống hiện tại của tôi trong thời điểm này vẫn chưa đúng với những gì tôi mong muốn...



Những gì tôi sắp viết ra sau đây là cách mà tôi áp dụng để giải quyết vấn đề của bản thân mình, tôi không khuyên các bạn đọc và làm theo. Các bạn, những ai vì một lý do nào đó đọc được bài viết này, tôi hi vọng có thể phần nào giúp các bạn đưa ra cách giải quyết những vấn đề mà các bạn đang gặp phải, bằng không, hãy coi như cách giải quyết vấn đề của tôi có vấn đề, và đó là vấn đề mà tôi rất muốn được các bạn đưa ra cách giải quyết dùm cho tôi, hãy comment phía dưới bài viết về ý kiến của bạn sau khi đọc bài viết này - cùng giúp nhau trở nên tốt hơn!



Tôi sẽ không nói về những vấn đề dễ dàng giải quyết, những vấn đề được coi là "Không vấn đề" như ăn gì, mặc gì... Mà sẽ nói về những vấn đề thực sự làm chúng ta phải suy nghĩ và hướng giải quyết chúng theo cách mà mang lại được kết quả tốt nhất! Tôi thường giải quyết chúng theo 5 bước sau:


1, Xác định mục đích hay mục tiêu của vấn đề


Vấn đề cũng như một bài toán cần phải giải, chỉ khi nắm rõ yêu cầu bài toán, ta mới hướng lời giải của bài toán tới yêu cầu bài toán. Giải quyết một vấn đề cũng vậy, phải hiểu được mục tiêu, mục đích của việc giải quyết vấn đề thì ta mới có thể định hình một lối tư duy, một hướng đi hướng đến mục tiêu, tránh những suy nghĩ lan man, những thứ không tập trung vào mục đích của vấn đề. Một số câu hỏi tôi hay tự hỏi trong đầu mình là: Nó đề làm gì? Để đặt những giả thiết về mục tiêu cho vấn đề và đừng quên "Tại sao?" để kiểm tra lại giả thiết trước đó... Hãy lặp đi, lặp lại vòng lặp này nhiều lần, bạn sẽ nắm bắt được mục tiêu,mục đích của việc giải quyết vấn đề đang gặp phải, nó sẽ là kim chỉ nam cho mọi tư duy của bạn về sau!


Xác định mục tiêu - Tối quan trọng


2, Xé nhỏ ra những vấn đề nhỏ hơn và giải quyết

Sau khi bạn biết mục tiêu của vấn đề, để giải quyết được vấn đề cuối cùng, bạn sẽ phải giải quyết một cơ số những vấn đề khác nữa, theo kiểu "Step by step" - quay trở lại với ví dụ giải một bài toán, bạn sẽ phải tìm những tham số khác nữa để có thể tìm ra đáp án cuối cùng của bài toán, và những vấn đề mới lại phát sinh, bạn hãy liệt kê tất cả chúng ra, lại quay trở lại, áp dụng bước 1 với những vấn đề nhỏ này. Thông thường, tối đa, tôi sẽ phân theo 3 cấp của 1 vấn đề tổng thể. Tới cấp thứ 3, vấn đề đã dần trở nên đơn giản hơn rồi, tôi sẽ ghi luôn cách giải quyết của chúng, các bạn có thể áp dụng việc đặt câu hỏi theo phương pháp 5W1H để giải quyết những vấn đề nhỏ này và đưa ra phương án hành động hợp lý nhất để giải quyết chúng, và chú ý là, hãy ghi tất cả ra, thật cụ thể, chi tiết!

Xong, ta đã có 1 to-do-list

TO DO LIST - Mọi thứ rõ ràng hơn



3, Lựa chọn hướng giải quyết thông minh nhất


Mỗi vấn đề nhỏ mà chúng ta liệt kê ra có thể có một hoặc nhiều cách giải quyết, và hãy lựa chọn hướng giải quyết thông minh nhất. Theo tôi, hướng giải quyết thông minh nhất phải thỏa mãn được: Bám sát mục tiêu, mục đích và phù hợp với nguồn lực và tình huống, môi trường nhất!

4, Sắp xếp, phân bổ nguồn lực, thời gian thực hiện

OK, bây giờ ta đã lựa chọn ra những phương án thông minh nhất để giải quyết cho những vấn đề nhỏ kia, một lần nữa tôi khuyên bạn nên viết tất cả chúng ra và hãy ném tất cả, từng việc một lên time-line, nó chính là kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề của bạn, hãy tưởng tượng mọi chuyện sẽ xảy ra time-line đó và điều chỉnh, sắp xếp mọi thứ sao cho phù hợp, hợp lý nhất,..bạn sẽ có một kế hoạch hành động chi tiết!

Ném tất cả lên Time line


5, Thực thi và điều chỉnh kế hoạch

Nếu bạn không hành động, thì kế hoạch kia chỉ là một tờ giấy bỏ đi, vấn đề mãi mãi không được giải quyết...và một điều nữa bạn sẽ gặp phải, khi thực thi kế hoạch, sẽ có nhiều thứ phát sinh, một người giải quyết vấn đề giỏi không chỉ là một người lên kế hoạch giỏi mà còn là một người điều chỉnh kế hoạch trong lúc thực thi một cách linh hoạt  và hợp lý. Nhưng hãy nhớ, thay đổi, điều chỉnh kế hoạch chứ không thay đổi mục tiêu!


Một lần nữa, tôi không dám chắc của tôi có thể giúp được gì cho bạn, nếu bạn thấy cách của tôi có vấn đề, hãy cùng giải quyết bằng cách comment phía dưới!



Share:

Wednesday, July 13, 2016

Phân tích khách hàng mục tiêu

Ở bài trước, tôi đã cùng các bạn xác định khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của bạn thông qua việc phân tích các đặc tính sản phẩm. Việc xác định được khách hàng tiềm năng một cách chính xác giúp cho bạn tiếp cận đúng đối tượng, nhưng Marketing không chỉ dừng lại ở việc xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng mà còn là truyền tải nội dung truyền thông đúng để thúc đẩy khách hàng mua hàng hướng tới mục tiêu cuối cùng - Tăng doanh thu. 


Share:

Saturday, July 9, 2016

Xác định khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của bạn

Một sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi nó được một nhóm khách hàng ưa thích và sử dụng, cụ thể hơn, nó được sử dụng, được tiêu thụ trên thị trường

Nhưng khi sản phẩm chưa được tung ra thị trường, làm thế nào để biết được nhóm khách hàng nào phù hợp với nó?

Thông thường, một sản phẩm được đưa ra thị trường khi:
1, Nhận thấy nhu cầu và sản xuất sản phẩm đáp ứng với nhu cầu đó
2, Làm sản phẩm mà bản thân giỏi nhất và tìm đầu ra cho sản phẩm đó

Ở cách một, sản phẩm đã có nhu cầu trên thị trường, đã biết được tập khách hàng tiềm năng của sản phẩm
Nhưng với cách thứ 2, làm thế nào để xác định được tập khách hàng tiềm năng của sản phẩm? Không còn cách nào khác, cần phải xác định được những lợi ích mà sản phẩn đó mang lại: Step - by step:


1, Phân tích đặc tính sản phẩm

Xem thêm:

Theo cơ chế chìa khóa - ổ khóa, giá trị, lợi ích từ sản phẩm mang lại, mang lại lợi ích cho một nhóm người, và đó chính là nhóm khách hàng tiềm năng của sản phẩm! Có thể hiểu được đặc tính sản phẩm và lơi ích sản phẩm mang lại như hình minh họa sau:
Đặc tính sản phẩm và lợi ích của sản phẩm mang lại

2, Xác định giá trị mà đặc tính mang lại

Như vậy, có thể hiểu đặc tính sản phẩm là những gì nó có, hiện hữu hoặc đi kèm với bản thân sản phẩm và lợi ích sản phẩm chính là những giá trị của những gì mà sản phẩm có mang lại.

Đến đây, để xác định được khách hàng tiềm năng của bạn là ai, chỉ cần trả lời câu hỏi: Những lợi ích đó hướng đến đối tượng nào? Dĩ nhiên, với sản phẩm là sữa bột trẻ em thì những lợi ích của nó không hướng tới thanh niên hay người lớn tuổi


3, Xác định đặc tính đó phù hợp với nhóm đối tượng nào?

Hãy phân tích thật kỹ đặc tính sản phẩm của bạn thật chi tiết, đưa ra lợi ích của từng đặc tính đó và xem xét đặc tính đó hướng tới đối tượng nào...

Lý thuyết đọc qua thì quả là dễ dàng, nhưng để có thể áp dụng thành thạo điều này thì thực sự rất khó, chẳng phải chỉ vì sai đường lối, sai trong việc phát triển dặc tính sản phẩm hướng tới lợi ích của khách hàng mà biết bao tập đoàn lớn đã phải trả giá hãy cùng xem xét 1 Case Study trong trường hợp này: 
Kodak đã thất bại như thế nào?

Không ai có thể phủ nhận quá khứ huy hoàng và những gì Kodak đã làm được, thành lập năm 1981  với tên gọi Eastman Dry Plate Company, năm 1892 đổi tên thành Kodak, doanh thu kỷ lục đạt 20 tỷ đô năm 1991, đi xuống và tuyên bố phá sản năm 2008.

Kodak khai tử do nhiều yếu tố, nhưng có một vài yếu tố chính là:
1. Không lắng nghe khách hàng của bạn và có thể được linh hoạt với nhu cầu của họ 
2.Không nhìn ra  những thay đổi trong thị trường và công nghệ trong thời điểm hiện tại
3. Bảo thủ và cho rằng sản phẩm của mình vẫn tốt chán

Vào những năm 2008 khi công nghệ in ảnh kỹ thuật số ra đời, thay vì phát triển dòng máy ảnh mới sử dụng công nghệ này, Kodak lại tiếp tục phát triển các dòng máy sử dụng công nghệ cũ, mà quên mất đặc tính cơ bản của máy ảnh ngoài việc chụp ảnh còn là sự tiện dụng cho khách hàng. Do không phát triển đặc tính máy ảnh kỹ thuật số, đi kèm theo lợi ích của khách hàng là sự tiện lợi nên Kodak dần mất thị phần vào những hãng sản xuất máy ảnh nắm bắt và phát triển dòng máy của mình theo công nghệ mới này: Canon, Sony... và đã tuyên bố phá sản.


Kodak khai tử khi lợi nhuận giảm liên tục
Hãy xác định kỹ khách hàng của mình trước khi tung sản phẩm ra thị trường!






Share:

Welcome to my Blog

Xin chào!

Tôi là Đinh Mạnh Đạt , một gã thích viết lách và đây là blog cá nhân của tôi.

Lý do của Blog này ư? Đơn giản thôi, những kiến thức, những quan điểm, những suy nghĩ, những chia sẻ... chỉ với một mục đích: Viết để dần hoàn thiện bản thân!

Nếu nội dung của Blog này hữu ích với bạn, hãy đừng quên like và share nó vì rất có thể, cũng có ai đó như bạn, thấy nó hữu ích và nếu có nội dung gì đó không đúng với suy nghĩ của bạn, hãy phản biện - tôi thích điều đó!

Cuối cùng, mọi trích dẫn nội dung từ Blog này, xin hãy ghi nguồn! Thân,

Facebook: http://www.facebook.com/manhdat93

Bài đăng mới nhất

KINH NGHIỆM BUILD GROUP FB ĐẠT 6.300 THÀNH VIÊN TRONG 2 TUẦN

  Chào mọi người, mấy ngày qua thấy Drama trong group Con Sen nhiều quá cũng hóng hớt, mà sau nhìn lại thì group Con Sen đúng là một trong n...