Tư
duy phản biện thật sự tuyệt vời
Tư duy phản biện thật sự
rất tuyệt vời, chẳng phải loài người tiến hóa được cũng chính là vì sự tò mò,
luôn đặt câu hỏi “Vì sao” - Ồ, tất nhiên Vì sao là từ tiếng Việt tôi dùng để mô
tả sự tò mò, khám phá đó thôi chứ ai mà biết được từ xa xưa, tổ tiên của chúng
ta đã nói thứ ngôn ngữ như thế nào!
Phản biện hay cãi lộn? |
Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy
trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản
bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của
thông tin.
Như vậy, tư duy phản biện giúp ta có một cái nhìn khác về vấn
đề, lật lại vấn đề, phản bác kết quả của một tư duy khác dựa vào những suy luận
phân tích, biện chứng nhằm xác lập lại tính chính xác của thông tin, kết luận
Và hãy cẩn thận, vì chỉ cần việc phản biện một cách không khách quan, một ý kiến, thông tin mang góc nhìn cá nhân hay bị ảnh hưởng bởi một yếu tố khác thôi là việc phản biện sẽ gần với một sự việc khác chẳng mang tính tích cực: Sự cãi lộn...
Vậy, bạn đã phản biện đúng?
Theo như mục đích của
tư phản biện là nhằm xác lập lại tính chính xác của thông tin bằng cách lật lại
vấn đề, phản bác kết quả của một tư duy khác đã có trước đó.
Làm thế nào để có thể lật
lại vấn đề và phản bác lại các vấn đề đó và cách làm mà chúng ta thường hay làm
đã đúng chưa?
Hãy thử phân tích xem,
làm thế nào đẻ có thể lật lại vấn đề?
Mọi kết luận đều dựa
trên những giả thiết, những kiến thức của người kết luận, kiến thức này, giả
thiết này càng đúng, càng khách quan và chính xác thì càng dẫn đường cho một kết
luận chính xác, cứ như vậy, kết luận lại được dùng làm giả thiết để đưa ra, dẫn
lối những thông tin, kết luận khác nhằm đưa ra những kết luận khác nữa. Để dễ
hình dung, chúng giống như những dấu suy ra trong toán học!
Phân tích đúng - sai trong từng giả thiết |
Và dĩ nhiên, một điều
đơn giản, khi một trong những thông tin kia sai, có thể là do quan điểm cá
nhân, tính thiên vị của cá nhân hoặc đơn giản, những luận điểm ban đầu đã sai
tính logic của nó, điều đó sẽ dẫn đến những kết luận sai cho những vấn đề, sự vật,
sự việc
Như vậy, để phản biện một
ý kiến, một thông tin mà người nói hoặc phương tiện truyền thông đưa ra, chúng
ta cần phải lật lại vấn đề để hiểu được cách mà thông tin đó được kết luận, đưa
ra, từ đó tự hỏi ngược lại ở mỗi giả thiết dẫn đến những kết luận, những thông
tin đó, xem có bị thiện vị, bị ý kiến chủ quan dưới một góc nhìn chủ quan đưa
ra hay không để phản biện bằng các kiến thức, lập luận, giả thiết chủ quan và
chính xác nhằm xác lập lại tính chính xác của thông tin!
Rèn
luyện tư duy phản biện
Ngay từ tên gọi của nó
– phản biện đã là những ý kiến trái chiều về thông tin, sự nghi ngờ tính chính
xác của thông tin: Những câu hỏi. Vậy, để rèn luyện một tư duy phản biện không
còn cách nào khác là đặt ra những câu hỏi nhằm phản biện lại, xác lập lại những
giả thiết, có mang tính cá nhân, chủ quan hay bị ảnh hưởng bởi một điều nào đó
không:
- - Tại sao bạn lại cho rằng như vậy?
- - Bạn dựa trên cơ sở nào để nói lên điều
đó?
- - Cơ sở của bạn lấy ở đâu? Có chính xác
không?
- - Bạn hiểu thuật ngữ chuyên môn này là như
thế nào?
- - Phân tích của bạn có bị ảnh hưởng bởi
tôn giáo, đất nước, môi trường bạn đang sống không?
Hãy liên tục đặt những câu hỏi tại sao??? |
Một ví dụ:
Ví dụ ư? OK, và bây giờ, nếu bạn đang đọc này, hãy
phản biện tôi đi nào? Đó sẽ là một ví dụ tốt nhất!